![]() Logo Á vận hội
|
|
Khẩu hiệu | Ever Onward |
---|---|
Đại hội lần đầu | Đại hội Thể thao châu Á 1951 ở New Delhi, Ấn Độ |
Chu kì tổ chức | 4 năm |
Mục đích | Các sự kiện thể thao quốc gia châu Á |
Đại hội thể thao châu Á hay Á vận hội (tiếng Anh: Asiad hay Asian Games), là một sự kiện thể thao được tổ chức bốn năm một lần với sự tham gia của các đoàn vận động viên các nước châu Á. Giải thể thao này do Hội đồng Olympic châu Á (OCA) tổ chức và dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và được coi là sự kiện thể thao nhiều môn lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Đại hội Thể thao Thế giới hay Thế vận hội.
Mục lục
Lịch sử
Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông
Tiền thân của ASIAD là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông, một sự kiện thể thao nhỏ được tổ chức lần đầu tại Manila, Philippines năm 1913, để nhấn mạnh tình đoàn kết thống nhất, và hợp tác của ba quốc gia: Trung Hoa Dân Quốc, Đế quốc Nhật Bản và Philippines. Sau đó, số lượng các nước châu Á tham gia giải đấu tăng lên. Năm 1938, giải bị hủy và từ đó ngừng tổ chức do Nhật Bản xâm lược Trung Quốc và ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ hai ở Thái Bình Dương.
Sự hình thành
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một số nước ở châu Á giành được độc lập và họ mong muốn có một sân chơi phi bạo lực để hiểu biết lẫn nhau. Tháng 8 năm 1948, trong thời gian Thế Vận hội lần thứ 14 diễn ra tại London, Vương quốc Anh, ông Guru Dutt Sondhi, đại diện IOC của Ấn Độ đề xuất với các trưởng đoàn thể thao các nước châu Á tham dự Thế Vận hội ý tưởng về việc tổ chức đại hội thể thao châu Á. Thế là họ cùng thỏa thuận thành lập Liên đoàn điền kinh châu Á. Tháng 2 năm 1949, Liên đoàn đại hội thể thao châu Á (AGF) thành lập và thống nhất đại hội sẽ được tổ chức mỗi bốn năm một lần tại các quốc gia khác nhau.
Kì ASIAD đầu tiên được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 3 năm 1951. Trước đó, sự kiện này dự định sẽ diễn ra vào năm 1950 nhưng phải hoãn lại do việc chuẩn bị chậm trễ. Kỳ ASIAD này có 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia: Afghanistan, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Miến Điện, Nepal, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan tham gia tranh tài tại các môn: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạ và đua xe đạp.
Tuy nhiên, đến ASIAD 1954 tại Manila, Philippines, quy mô đại hội đã được nâng lên một bước, với sự xuất hiện thêm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cho dù môn đua xe đạp bị loại bỏ, số môn cũng được nâng lên con số 8 với sự bổ sung quyền anh, bắn súng và vật.
Năm 1958, ASIAD tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với 1.422 vận động viên, dự tranh 13 môn thể thao. Sức hút của ASIAD bắt đầu lan tỏa khắp châu lục. Lần đầu tiên, lễ rước đuốc được tổ chức.
Tổ chức lại Liên đoàn
Năm 1962, Indonesia đăng cai ASIAD nhưng họ phản đối sự tham gia của Đài Loan và Israel, dẫn đến sự bất đồng trong nội bộ đại hội. IOC đe dọa sẽ không ủng hộ kì ASIAD này nếu nước chủ nhà muốn đẩy hai nước trên ra khỏi đại hội. Cùng lúc, nhiều tổ chức thể thao khác như Liên đoàn điền kinh nghiệp dư Quốc tế, Liên đoàn cử tạ Quốc tế cũng gây sức ép cho Indonesia về điều này. Bất chấp, ASIAD vẫn diễn ra tại Indonesia mà không có mặt Đài Loan và Israel.
Năm 1966, Thái Lan đã làm hình ảnh của ASIAD được khôi phục trở lại khi tổ chức ở Bangkok. Kỳ đại hội này được đánh giá là một kỳ đại hội thành công rực rỡ. Năm 1970, mối đe dọa về an ninh từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên khiến Hàn Quốc phải hủy kế hoạch làm chủ nhà ASIAD. Thái Lan lại tổ chức đại hội mặc dù họ đã từng làm chủ nhà đại hội trước đó. Điều đáng chú ý là kì đại hội này lại sử dụng kinh phí của Hàn Quốc. Đây là thời điểm mà khu vực Đông Nam Á đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của phong trào thể thao châu lục.
Năm 1973 Liên đoàn có thêm bất đồng khác sau khi Mỹ và các quốc gia khác chính thức công nhận Trung Quốc và các nước Ả Rập, phản đối Israel. Năm 1974, Iran đăng cai. Vấn đề Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Israel tiếp tục gây tranh cãi. Về Đài Loan, Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á quyết định khai trừ nhưng lại cho phép CHDCND Triều Tiên tham dự. Về Israel, các quốc gia Ả Rập ra sức phản đối nhưng Iran vẫn cho phép Israel tham gia. Lúc này con số các nước và vùng lãnh thổ tham dự đã lên tới 25. Năm 1977, những cuộc xung đột với Bangladesh và Ấn Độ khiến Pakistan cũng phải hủy kế hoạch tổ chức ASIAD vào năm sau. Đại hội lần nữa lại tổ chức tại Thái Lan (1978).
Các Ủy ban Olympic quốc gia (NOCs) quyết định tái cơ cấu Liên đoàn Đại hội Thể thao châu Á (AGFs). Một hiệp hội mới được hình thành tháng 11 năm 1981 với tên gọi Hội đồng Olympic châu Á (OCA). Ấn Độ đã được lên kế hoạch tổ chức Đại hội 1982 và OCA quyết định giữ nguyên lịch hoạt động của AGFs và chính thức giám sát Đại hội từ năm 1986 ở Hàn Quốc. Năm 1982, New Delhi lần thứ hai đứng ra đăng cai ASIAD. Lần này có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với 4.500 vận động viên. Đây cũng là kỳ ASIAD có sự tham gia trở lại của các vận động viên Việt Nam.
Năm 1986, Hàn Quốc đăng cai và coi ASIAD lần này chính là bước tập dượt cho Olympic 1988 mà họ là chủ nhà. Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) được tham gia lại nhưng OCA quyết định căn cứ theo những chẩn mực IOC đặt cho Đài Loan là sử dụng tên gọi Trung Hoa Đài Bắc. OCA cũng đồng ý loại trừ vĩnh viễn Israel ra khỏi danh sách thành viên và yêu cầu nước này tham gia các cuộc tranh tài của châu Âu.
Năm 1990, ASIAD đến với Bắc Kinh, Trung Quốc, ngôi vô địch toàn đoàn thuộc về nước chủ nhà.
Mở rộng
Năm 1994, ASIAD được tổ chức ở Hiroshima, Nhật Bản. Lần đầu tiên, ASIAD không diễn ra ở một thủ đô. Hiroshima vốn là thành phố bị huỷ diệt bởi bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai nên chủ đề của ASIAD lần đó là hoà bình và hữu nghị. OCA chấp nhận các quốc gia Xô Viết cũ gia nhập: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan.
Năm 1998, lần thứ 4 thủ đô Bangkok, Thái Lan đăng cai ASIAD.
Năm 2002, ASIAD được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc với nhiều kỉ lục thế giới được thiết lập. Đại hội ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor.
Năm 2006, ASIAD được tổ chức tại Doha, Qatar. Chủ tịch OCA Sheikh Ahmad Al-Fahd Al-Sabah bác đơn tham dự của Australia, với lý do Australia chuyển từ châu Đại Dương sang châu Á tham dự có thể là một bất công cho các quốc gia nhỏ khác ở châu Đại Dương.
Năm 2010, ASIAD lần thứ hai được tổ chức tại Trung Quốc nhưng lần này địa điểm đăng cai là ở Quảng Châu.
Năm 2009, OCA thay đổi chu kỳ tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Theo đó, Đại hội sẽ được tổ chức trước Thế vận hội một năm. Sau Incheon 2014 sẽ là Asian Games 2019. Tuy nhiên, OCA đã quyết định tổ chức Asiad 18 vào năm 2018, chứ không phải 2019 như trước.
Cũng ở ASIAD 2018, đại hội này ban đầu diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 17 tháng 4 năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố không đăng cai đại hội này với lý do không đảm bảo kinh phí tổ chức. Đến ngày 19 tháng 9 năm đó, thủ đô Jakarta của Indonesia được Hội đồng Olympic châu Á trao quyền đăng cai đại hội này thay cho Việt Nam.
Năm 2022, ASIAD 19 tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc.
Năm 2026, ASIAD 20 tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản.
Tính đến thời điểm này, Thái Lan là quốc gia có số lần tổ chức Đại hội Thể thao châu Á nhiều nhất với bốn lần, tất cả đều ở Bangkok. Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản xếp thứ hai với ba lần tổ chức Đại hội Thể thao châu Á. Các quốc gia có hai lần tổ chức Đại hội Thể thao châu Á là Ấn Độ (tất cả đều ở New Delhi), Indonesia (tất cả đều ở Jakarta). Những quốc gia có một lần tổ chức bao gồm: Philippines, Iran, Qatar.
Các quốc gia tham dự
Các quốc gia tham dự Đại hội Thể thao châu Á (45 NOC thành viên).
|
Các kì đại hội
Các kỳ | Năm | Thành phố đăng cai |
Quốc gia đăng cai |
Tuyên bố khai mạc |
Khai mạc | Bế mạc | Quốc gia tham dự |
Số vận động viên |
Số môn thi đấu |
Các sự kiện thể thao |
Quốc gia dẫn đầu |
Ref. |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
I | 1951 | New Delhi | ![]() |
Tổng thống Rajendra Prasad | 4 tháng 3 | 11 tháng 3 | 11 | 489 | 6 | 57 | ![]() |
[1] |
II | 1954 | Manila | ![]() |
Tổng thống Ramón Magsaysay | 1 tháng 5 | 9 thang 5 | 18 | 970 | 8 | 76 | ![]() |
[2] |
III | 1958 | Tokyo | ![]() |
Nhật hoàng Hirohito | 24 tháng 5 | 1 tháng 6 | 20 | 1,820 | 13 | 97 | ![]() |
[3] |
IV | 1962 | Jakarta | ![]() |
Tổng thống Sukarno | 24 tháng 8 | 4 tháng 9 | 17 | 1,460 | 13 | 120 | ![]() |
[4] |
V | 1966 | Bangkok | ![]() |
Quốc vương Bhumibol Abulyadej | 9 tháng 9 | 20 tháng 9 | 18 | 1,945 | 14 | 143 | ![]() |
[5] |
VI | 1970 | Bangkok | ![]() |
Quốc vương Bhumibol Abulyadej | 9 tháng 9 | 20 tháng 9 | 18 | 2,400 | 13 | 135 | ![]() |
[6] |
VII | 1974 | Tehran | ![]() |
Quốc vương Mohamad Reza Pahlavi | 1 tháng 9 | 16 tháng 9 | 25 | 3,010 | 16 | 202 | ![]() |
[7] |
VIII | 1978 | Bangkok | ![]() |
Quốc vương Bhumibol Abulyadej | 9 tháng 9 | 20 tháng 9 | 25 | 3,842 | 19 | 201 | ![]() |
[8] |
IX | 1982 | New Delhi | ![]() |
Tổng thống Zail Singh | 19 tháng 11 | 4 tháng 12 | 33 | 3,411 | 21 | 199 | ![]() |
[9] |
X | 1986 | Seoul | ![]() |
Tổng thống Chun Doo-hwan | 20 tháng 9 | 5 tháng 10 | 27 | 4,839 | 25 | 270 | ![]() |
[10] |
XI | 1990 | Bắc Kinh | ![]() |
Thủ tướng Dương Thượng Côn | 22 tháng 9 | 7 tháng 10, | 36 | 6,122 | 29 | 310 | ![]() |
[11] |
XII | 1994 | Hiroshima | ![]() |
Nhật hoàng Akihito | 2 tháng 10 | 16 tháng 10 | 42 | 6,828 | 34 | 337 | ![]() |
[12] |
XIII | 1998 | Bangkok | ![]() |
Quốc vương Bhumibol Adulyadej | 6 tháng 12 | 20 tháng 12 | 41 | 6,554 | 36 | 376 | ![]() |
[13] |
XIV | 2002 | Busan | ![]() |
Tổng thống Kim Dae-jung | 29 tháng 9 | 14 tháng 10 | 44 | 7,711 | 38 | 419 | ![]() |
[14] |
XV | 2006 | Doha | ![]() |
Hoàng thân Hamad bin Khalifa Al Thani | 1 tháng 12 | 15 tháng 12 | 45 | 9,520 | 39 | 424 | ![]() |
[15] |
XVI | 2010 | Quảng Châu | ![]() |
Thủ tướng Ôn Gia Bảo | 12 tháng 11 | 27 tháng 11 | 45 | 9,704 | 42 | 476 | ![]() |
[16] |
XVII | 2014 | Incheon | ![]() |
Tổng thống Park Geun-hye | 19 tháng 9 | 4 tháng 10 | 45 | 9,501 | 36 | 439 | ![]() |
[17] |
XVIII | 2018 | Jakarta–Palembang | ![]() |
Tổng thống Joko Widodo | 18 tháng 8 | 2 tháng 9 | Chưa diễn ra | |||||
XIX | 2022 | Hàng Châu | ![]() |
TBA | 10 tháng 9 | 25 tháng 9 | Chưa diễn ra |
Bảng xếp hạng huy chương
Hạng | Quốc gia | HCV | HCB | HCĐ | T. cộng |
---|---|---|---|---|---|
1 | ![]() |
1,342 | 900 | 653 | 2,895 |
2 | ![]() |
957 | 980 | 913 | 2,850 |
3 | ![]() |
696 | 606 | 761 | 2,063 |
4 | ![]() |
159 | 161 | 175 | 495 |
5 | ![]() |
140 | 141 | 200 | 481 |
6 | ![]() |
139 | 178 | 285 | 602 |
7 | ![]() |
121 | 159 | 233 | 513 |
8 | ![]() |
98 | 132 | 166 | 396 |
9 | ![]() |
82 | 125 | 255 | 452 |
10 | ![]() |
63 | 112 | 215 | 390 |
11 | ![]() |
63 | 96 | 114 | 273 |
12 | ![]() |
60 | 95 | 203 | 358 |
13 | ![]() |
56 | 88 | 132 | 276 |
14 | ![]() |
44 | 63 | 93 | 200 |
15 | ![]() |
37 | 55 | 101 | 193 |
Tổng cộng | 4,313 | 4,295 | 5,136 | 13,744 |
Link Tham Khảo Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%99i_Th%E1%BB%83_thao_ch%C3%A2u_%C3%81
Đại hội Thể thao châu Á 2018
![]() Biểu trưng chính thức của Đại hội Thể thao châu Á 2018.
|
|||
Thành phố chủ nhà | Jakarta và Palembang, Indonesia[1] | ||
---|---|---|---|
Khẩu hiệu | “Năng lượng của châu Á”[2] (tiếng Anh: Energy of Asia, tiếng Indonesia: Energi Asia) |
||
Quốc gia tham dự | 45 | ||
Các sự kiện | 465 trong 40 môn thể thao | ||
Lễ khai mạc | 18 tháng 8[3] | ||
Lễ bế mạc | 2 tháng 9 | ||
Địa điểm chính | Sân vận động chính Gelora Bung Karno[4] | ||
Trang web | Trang web chính thức | ||
|
![]() |
Một phần trong |
Đại hội Thể thao châu Á 2018 (hoặc Á Vận hội XVIII, ASIAD XVIII) là kỳ Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 18 tổ chức tại Indonesia, với thủ đô Jakarta sẽ là thành phố chủ nhà chính[5], trong khi Palembang sẽ là chủ nhà hỗ trợ[1]. Đây là lần thứ hai Indonesia đăng cai Á vận hội này, sau lần đầu tiên là vào năm 1962.
Ban đầu đại hội này diễn ra tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Tuy nhiên đến ngày 17 tháng 4 năm 2014, chính phủ Việt Nam tuyên bố rút quyền đăng cai kỳ đại hội này với lý do không đảm bảo được kinh phí tổ chức.[6]
Mục lục
Quá trình chạy đua giành quyền đăng cai
Theo kế hoạch, Á vận hội lần thứ 18 dự kiến diễn ra vào năm 2018, nhưng theo đề nghị của Indonesia, nước này vẫn sẽ tổ chức theo quy trình cũ, tức 4 năm sau khi đại hội ở Incheon của Hàn Quốc kết thúc vào năm 2014, vì Indonesia sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2019.
Có ba thành phố ứng cử cuối cùng là Hà Nội, Surabaya, Dubai. Nhưng Dubai rút lui vào phút chót.[7] Hà Nội đã giành chiến thắng trước Surabaya với 29 phiếu trên 14 phiếu.
Kết quả bỏ phiếu đăng cai Đại hội Thể thao châu Á 2018 | ||
---|---|---|
Thành phố | Quốc gia | Bình chọn |
Hà Nội | ![]() |
29 |
Surabaya | ![]() |
14 |
Địa điểm và cơ sở hạ tầng
Đối với đại hội, một số địa điểm sẽ được xây dựng, cải tạo và chuẩn bị trên bốn tỉnh ở Indonesia: Jakarta, Nam Sumatra, Banten, và Tây Java. Các cơ sở cho Đại hội Thể thao châu Á 2018 được đặt tại thủ đô Jakarta và Palembang (Nam Sumatra), trong bốn cụm thể thao khác nhau (ba ở Jakarta và một ở Palembang). Tuy nhiên, 15 đấu trường cho các trận đấu và 11 đấu trường huấn luyện ở Tây Java và Banten có chung đường biên giới với Jakarta, sẽ được sử dụng để hỗ trợ việc thực hiện Đại hội Thể thao châu Á 2018.[8] Sẽ có tổng cộng 80 địa điểm cho các cuộc thi và đào tạo.[9] Tổ chức nay hy vọng sẽ giảm chi phí bằng cách sử dụng các cơ sở thể thao và cơ sở hạ tầng hiện có, bao gồm những địa điểm đó được xây dựng cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2011,[10] và sau khi nội dung thi đấu thử nghiệm của Đại hội Thể thao châu Á 2018 vào tháng 2, Inasgoc được di chuyển một số môn thể thao sẽ được tổ chức ở Triển lãm quốc tế Jakarta đến Trung tâm hội nghị Jakarta.[11]
Jakarta
Khu liên hợp thể thao Gelora Bung Karno ở Jakarta sẽ tự mình tổ chức 13 môn thể thao sau khi cải tạo. Sức chứa của sân vận động chính 55 tuổi được giảm từ 88.000 xuống 76.127 khán giả. Một hệ thống nhận diện khuôn mặt cũng sẽ cài đặt tại sân vận động với dự đoán các mối đe dọa khủng bố. Một sân đua xe đạp đang được xây dựng tại Rawamangun ở Đông Jakarta, với chi phí 40 triệu đô la Mỹ cho đua xe đạp, cầu lông, bóng đá trong nhà, bóng rổ và đấu vật.[12] Một cơ sở đua ngựa đang được xây dựng tại Pulomas với chi phí 30,8 triệu đô la Mỹ, có thể chứa tới 1.000 khán giả.[13] Nó được thiết lập để được trang bị 100 chuồng ngựa, vận động viên ở, một bệnh viện động vật, nơi huấn luyện, và một khu vực đậu xe trên một lô đất rộng 35 ha.
Khu liên hợp thể thao Gelora Bung Karno
Địa điểm | Nội dung thi đấu | Sức chứa |
---|---|---|
Sân vận động Gelora Bung Karno | Lễ khai mạc và bế mạc | 76.127 |
Điền kinh | ||
Istora | Cầu lông | 7.110 |
Bóng rổ | ||
Trung tâm thể thao dưới nước | Thể thao dưới nước (nhảy cầu, bơi lội, bơi nghệ thuật, bóng nước) | 8.630 |
Quần vợt (trong nhà) | Bóng chuyền | 3.300 |
Quần vợt (ngoài trời) | Bóng rổ 3×3 | 5.000 |
Sảnh bóng rổ | Bóng rổ | 2.920 |
Khúc côn cầu trên cỏ | Khúc côn cầu trên cỏ | 350 |
Bóng chày trên cỏ | Bóng chày | 2.500 |
Bóng mềm trên cỏ | Bóng mềm | 503 |
Bắn cung trên cỏ | Bắn cung | 256 |
Bóng bầu dục trên cỏ | Bóng bầu dục bảy người | |
Training Facility | Bóng quần | |
Trung tâm hội nghị Jakarta | Đấu kiếm | địa điểm tạm thời |
Judo | ||
Karate | ||
Võ thuật (Jujitsu, Đấu vật, Kurash, và Sambo) | ||
Taekwondo |
Địa điểm khác ở Jakarta
Địa điểm | Nội dung thi đấu | Sức chứa | Vị trí |
---|---|---|---|
Sân đua xe đạp quốc tế Jakarta | Đua xe đạp (lòng chảo) | 4.000 | Rawamangun, Đông Jakarta |
Bóng chày trên cỏ Rawamangun | Bóng chày | ||
Công viên đua ngựa quốc tế Jakarta | Đua ngựa | 920 | Pulomas, Đông Jakarta |
Trung tâm BMX quốc tế Pulomas | Đua xe đạp (BMX) | ||
Bến bãi biển Ancol | Thuyền buồm | Ancol, Bắc Jakarta | |
Jet ski | |||
Sảnh Pencak Silat | Pencak silat | Taman Mini Indonesia Indah, Đông Jakarta | |
Nhà hát Garuda | Kabaddi | 1.500 | |
Triển lãm quốc tế Jakarta | Quyền Anh | địa điểm tạm thời | Kemayoran, Trung Jakarta |
Đánh bài | |||
Thể dục dụng cụ | |||
Wushu | |||
Bóng bàn | |||
Cử tạ | |||
Sân golf Pondok Indah | Golf | Pondok Indah, Nam Jakarta | |
Phòng thể thao POPKI | Bóng ném | – | Cibubur, Đông Jakarta |
Phòng thể thao Bulungan | Bóng chuyền | Bulungan, Nam Jakarta |
Palembang
Khu liên hợp Thành phố thể thao Jakabaring tại Palembang sẽ tổ chức các sự kiện thể thao khác. Một số kế hoạch đã được nâng lên để bổ sung và cải thiện các cơ sở trong khu liên hợp, bao gồm sức chứa nâng cấp của sân vận động Gelora Sriwijaya từ 36.000 đến 60.000 chỗ ngồi đã bị hủy, thay vào đó sức chứa đã giảm xuống còn 27.000 sau khi lắp đặt ghế riêng cho toàn bộ sân vận động cùng với sân điền kinh và các cơ sở khác cải thiện trong sân vận động.[14] Địa điểm mới ở thành phố thể thao Jakabaring là một sân bowling 40 làn được hoàn thành vào cuối tháng 5 năm 2018.[15] Tám sân quần vợt bổ sung được xây dựng trong khu liên hợp cho Á vận hội.[16] Chiều dài của địa điểm canoeing và chèo thuyền ở Hồ Jakabaring đã được mở rộng đến 2.300 mét cùng với các cơ sở chèo thuyền và một bộ lạc được xây dựng trên bờ hồ.[17] Các địa điểm tồn tại khác sẽ được sử dụng cho Đại hội Thể thao châu Á cũng đã được cải tạo, bao gồm cả phòng thể thao Ranau như địa điểm cầu mây.[18]
Địa điểm | Nội dung thi đấu | Sức chứa | Vị trí |
---|---|---|---|
Sân vận động Gelora Sriwijaya | Bóng đá nữ | 27.000 | Thành phố thể thao Jakabaring |
Sân quần vợt | Quần vợt, Quần vợt mềm | ||
Hồ Jakabaring | Canoeing (nước rút và đua thuyền truyền thống) | ||
Chèo thuyền | |||
Ba môn phối hợp | |||
Phòng thể thao Ranau | Cầu mây | 2.000 | |
Trung tâm Bowling Jakabaring | Bowling | 300 | |
Đấu trường leo núi thể thao | Leo núi thể thao | ||
Đấu trường bóng chuyền bãi biển | Bóng chuyền bãi biển | ||
Dãy bắn súng | Bắn súng | ||
Đấu trường thể thao patin | Thể thao patin | ||
Sân vận động Bumi Sriwijaya | Bóng đá nữ | 7.000 | Palembang |
Tây Java và Banten
Địa điểm | Nội dung thi đấu | Sức chứa | Vị trí |
---|---|---|---|
Sân vận động Jalak Harupat | Bóng đá nam | 27.000 | Bandung Regency |
Sân vận động Pakansari | 30.000 | Bogor | |
Sân vận động Patriot Chandrabhaga | 30.000 | Bekasi | |
Sân vận động Wibawa Mukti | 28.778 | Cikarang, Bekasi Regency | |
Gunung Mas | Dù lượn | – | Puncak, Bogor Regency |
Trường học cưỡi ngựa APM | Năm môn phối hợp hiện đại | – | Tigaraksa, Tangerang Regency |
Đường phố Subang | Đua xe đạp (MTB và đường đua) | – | Subang Regency |
Bendung Rentang | Canoeing (vượt chướng ngại vật) | – | Majalengka Regency |
Làng vận động viên
Làng vận động viên ở Jakarta được xây dựng tại Kemayoran với diện tích 10 ha, trong đó có 7.424 căn hộ trong 10 tòa tháp. Tổng số sức chứa chỗ trọ 22.272 tại làng vượt quá tiêu chuẩn của Ủy ban Olympic Quốc tế, yêu cầu chủ nhà Thế vận hội phải cung cấp phòng cho 14.000 vận động viên. Làng vận động viên bên trong thành phố thể thao Jakabaring tại Palembang sẽ có 3.000 vận động viên và quan chức.[19][20]
Giao thông vận tải
Là một phần của việc chuẩn bị Đại hội, việc xây dựng Jakarta MRT và Jakarta LRT sẽ được tăng tốc.[21] Một tuyến Jakarta LRT sẽ kết nối làng vận động viên tại Kemayoran ở Trung Jakarta đến sân đua xe đạp tại Rawamangun ở Đông Jakarta. Palembang cũng sẽ nâng cấp các phương tiện giao thông của họ bằng cách xây dựng 25 km của Hệ thống giao thông đường sắt hạng nhẹ Palembang từ sân bay quốc tế Sultan Mahmud Badaruddin II đến thành phố thể thao Jakabaring.[22] Các phương tiện giao thông khác như đường chui, cầu vượt và cầu cũng sẽ được xây dựng trong thành phố.[23] Sân bay quốc tế Sultan Mahmud Badaruddin II sẽ mở rộng các nhà ga đến và đi hiện tại, và cũng xây dựng một cầu vượt với một nhà ga hệ thống giao thông đường sắt hạng nhẹ (LRT) có thể chở hành khách đến Jakabaring.[24]
Đại hội
Nghi lễ
OCA xác định rằng Jakarta sẽ tổ chức cả hai lễ khai mạc và bế mạc,[25] mặc dù một bộ trưởng thể thao trước đó cho biết Palembang sẽ tổ chức lễ bế mạc.[26]
Môn thể thao
Vào tháng 3 năm 2017, Hội đồng Olympic châu Á ban đầu thông báo rằng Đại hội sẽ có 484 nội dung thi đấu trong 42 môn thể thao, bao gồm 28 môn thể thao Olympic cố định tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè 2016, 5 môn thể thao bổ sung sẽ được tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè 2020 ở Tokyo, cũng như các nội dung thi đấu trong các môn thể thao ngoài Olympic khác.[27] Vào tháng 4 năm 2017, OCA đã phê duyệt chương trình giảm xuống để đáp ứng các mối quan tâm về chi phí; đấu vật đai, cricket, kurash, trượt ván, sambo, và lướt sóng đã bị loại khỏi chương trình, và phải giảm số lượng thi đấu trong đánh bài, jet ski, ju jitsu, dù lượn, leo núi thể thao, taekwondo (đặc biệt, tất cả đều các lớp trọng lượng ngoài Olympic) và wushu. Những thay đổi này đã được giảm tổng số nội dung thi đấu xuống còn 431.[28][29]
Chương trình cuối cùng đã được công bố vào tháng 9 năm 2017, tăng lên 462 nội dung thi đấu trong 40 phân môn như chương trình lớn thứ hai trong lịch sử Đại hội Thể thao châu Á. Các phân môn bổ sung được giới thiệu tại Thế vận hội Mùa hè 2020 cũng được bổ sung, bao gồm bóng rổ 3×3 và BMX tự do.[30]
Lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội Thể thao châu Á, eSports sẽ được tranh tài như một môn thể thao trình diễn trong Đại hội. Sáu lần trò chơi điện tử sẽ được giới thiệu trong sự kiện này.[31]
|
|
|
- Thể thao trình diễn
Các Ủy ban Olympic Quốc gia đang tham gia
Tất cả 45 thành viên của Hội đồng Olympic châu Á được dự kiến tham gia vào đại hội. Nó đã được đồng ý rằng Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ tranh tài với tư cách là một đội tuyển thống nhất trong một vài nội dung thi đấu, như họ đã làm tại Thế vận hội Mùa đông 2018.
Dưới đây là danh sách tất cả các NOC đang tham gia.; số lượng các vận động viên của mỗi đoàn được chỉ ra trong dấu ngoặc đơn.
[ẩn]Ủy ban Olympic Quốc gia đang tham gia |
---|
|
Số vận động viên theo Ủy ban Olympic Quốc gia
[hiện]IOC | Quốc gia | Vận động viên |
---|
Đội tuyển Triều Tiên thống nhất
Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ được cạnh tranh trong một số nội dung thi đấu như một đội tuyển thống nhất dưới tiêu đề “Triều Tiên” (COR). Cả hai quốc gia cũng sẽ cùng nhau hành quân dưới một lá cờ thống nhất trong lễ khai mạc và bế mạc.
Vận động viên độc lập
Do sự đình chỉ của Ủy ban Olympic Quốc gia Kuwait, những người tham gia từ Kuwait được phép tham gia dưới lá cờ Olympic như vận động viên Olympic độc lập.
Lịch thi đấu
OC | Lễ khai mạc | ● | Cuộc thi đấu nội dung | 1 | Nội dung huy chương vàng | CC | Lễ bế mạc |
Tháng 8-9 | T6 10 |
T7 11 |
CN 12 |
T2 13 |
T3 14 |
T4 15 |
T5 16 |
T6 17 |
T7 18 |
CN 19 |
T2 20 |
T3 21 |
T4 22 |
T5 23 |
T6 24 |
T7 25 |
CN 26 |
T2 27 |
T3 28 |
T4 29 |
T5 30 |
T6 31 |
T7 1 |
CN 2 |
Nội dung | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Nghi thức | OC | CC | Không có | |||||||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | ● | ● | 4 | 4 | 8 | |||||||||||||||||
![]() |
● | 1 | 1 | 2 | ||||||||||||||||||||||
![]() |
4 | 11 | 6 | 8 | 9 | 10 | 48 | |||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | 2 | ● | ● | ● | ● | 2 | 3 | 7 | |||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | ● | 1 | 1 | |||||||||||||||||||
![]() |
5 x 5 | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | 2 | 2 | ||||||||
3 x 3 | ● | ● | ● | ● | ● | 2 | 2 | |||||||||||||||||||
![]() |
1 | 1 | 1 | 1 | ● | 2 | 6 | |||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | 13 | 13 | |||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | 3 | ● | ● | ● | ● | ● | ● | 3 | 6 | |||||||||||||
Canoeing | ![]() |
● | 2 | 2 | 4 | |||||||||||||||||||||
![]() |
● | 6 | ● | 6 | 17 | |||||||||||||||||||||
![]() |
2 | 2 | 1 | 5 | ||||||||||||||||||||||
Đua xe đạp | ![]() |
2 | 2 | |||||||||||||||||||||||
![]() |
2 | 2 | ||||||||||||||||||||||||
![]() |
2 | 2 | 4 | |||||||||||||||||||||||
![]() |
1 | 1 | 2 | 4 | ||||||||||||||||||||||
![]() |
3 | 4 | 2 | 3 | 2 | 14 | ||||||||||||||||||||
![]() |
2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 10 | ||||||||||||||||||||
![]() |
Biểu diễn | 1 | ● | 1 | 2 | |||||||||||||||||||||
Ma thuật tổng hợp | ● | ● | 2 | 2 | ||||||||||||||||||||||
Nhảy ngựa | ● | 1 | 2 | 2 | ||||||||||||||||||||||
![]() |
2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 12 | |||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | 1 | 1 | 2 | |||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | 1 | 1 | 2 | ||||||
![]() |
● | ● | ● | 4 | 4 | |||||||||||||||||||||
Thể dục dụng cụ | ![]() |
1 | 1 | 2 | 5 | 5 | 14 | |||||||||||||||||||
![]() |
1 | 1 | 2 | |||||||||||||||||||||||
![]() |
2 | 2 | ||||||||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | 1 | 1 | 2 | |||||||||
![]() |
● | 1 | 2 | 1 | 4 | |||||||||||||||||||||
![]() |
4 | 5 | 5 | 1 | 15 | |||||||||||||||||||||
![]() |
M | M | M | 9 | ||||||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | ● | 2 | 2 | |||||||||||||||||||
![]() |
M | M | M | 13 | ||||||||||||||||||||||
![]() |
M | M | M | 8 | ||||||||||||||||||||||
![]() |
M | M | 2 | |||||||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | M | ● | ● | ● | ● | M | 6 | ||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | M | M | 16 | |||||||||||||||||||
Thể thao patin | ![]() |
2 | 2 | |||||||||||||||||||||||
![]() |
● | 4 | 4 | |||||||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | M | M | 15 | |||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | 2 | 2 | ||||||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | ● | 10 | 10 | |||||||||||||||||||
![]() |
M | M | 6 | |||||||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | M | ● | ● | ● | ● | ● | M | ● | ● | ● | ● | M | 6 | |||||||||||
![]() |
2 | 4 | 3 | 2 | 2 | 3 | 2 | 2 | 20 | |||||||||||||||||
![]() |
● | 2 | 1 | ● | 2 | 5 | ||||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | 1 | 1 | ||||||||||||||||||||
![]() |
2 | ● | ● | 2 | 2 | 6 | ||||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | 2 | ● | ● | ● | ● | 2 | 4 | |||||||||||||||
![]() |
7 | 7 | 7 | 8 | 6 | 6 | 41 | |||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | 2 | ● | 1 | ● | 2 | 5 | ||||||||||||||||||
![]() |
4 | 3 | 3 | 2 | 2 | 14 | ||||||||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | ● | 2 | 3 | 5 | ||||||||||||||||||
![]() |
1 | 2 | 3 | |||||||||||||||||||||||
Bóng chuyền | ![]() |
● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | 1 | 1 | 2 | ||||||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | 1 | 1 | 2 | |||||||||||
![]() |
● | ● | ● | ● | 1 | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | ● | 1 | 2 | ||||||||||
![]() |
2 | 2 | 1 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 15 | |||||||||||||||||
![]() |
5 | 5 | 4 | 4 | 18 | |||||||||||||||||||||
![]() |
M | M | M | M | M | 15 | ||||||||||||||||||||
Sự kiện huy chương hàng ngày |
||||||||||||||||||||||||||
Tổng số tích lũy | ||||||||||||||||||||||||||
Tháng 8- 9 | T6 10 |
T7 11 |
CN 12 |
T2 13 |
T3 14 |
T4 15 |
T5 16 |
T6 17 |
T7 18 |
CN 19 |
T2 20 |
T3 21 |
T4 22 |
T5 23 |
T6 24 |
T7 25 |
CN 26 |
T2 27 |
T3 28 |
T4 29 |
T5 30 |
T6 31 |
T7 1 |
CN 2 |
Nội dung |
Link tham khảo Wikipedia:https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%99i_Th%E1%BB%83_thao_ch%C3%A2u_%C3%81_2018
Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia